Khi giáo dân tụ họp đông đảo ở một nơi để dâng Thánh lễ hoặc các nghi thức bí tích, giáo dân không chỉ là một nhóm người ngây ngô vô ý thức. Họ đến dưới nhiều vai trò và nhiều phương diện khác nhau. Nếu ta hiểu được tầm quan trọng của lãnh vực này, khởi đầu bằng Bí Tích Rửa Tội, thì người nào cũng được gọi để thông phần vào trách nhiệm với vị chủ tế đại diện Chúa Kitô. Lẽ đương nhiên, ai cũng được mời gọi tham dự vào chương trình thờ phượng với danh từ gọi chung là Phụng Vụ. Thật sự, trong Luật Phụng Vụ của Công Đồng Vatican II ghi nhận rằng tất cả Kitô hữu đều phải có phần vụ và trách nhiệm trong mọi nghi thức phụng vụ.
Phụng Vụ, có nghĩa là nhịp cầu chuyển thông tác động của Thiên Chúa trong nhân loại dưới nhiều vai trò và lãnh vực khác nhau; kể từ giám mục, linh mục, sang tới mọi thừa tác viên... tất cả đều là người Phục Vụ, không phải là người làm để vinh danh chính mình, mà là hình ảnh rửa chân như Chúa Kitô đối với các tông đồ hầu dạy các ngài biết noi gương Chúa trong tinh thần dấn thân phục vụ.
Trong Tông Huấn Chung của giáo hội ghi nhận rõ rệt về vai trò và trách nhiệm của mọi tác viên phải được giữ nghiêm chỉnh như sau: “... vì thế tất cả mọi tác viên, không kể có chức thánh hay người giáo dân, một khi đã được cắt cử trong vai trò, phải thực thi hoàn chỉnh trong tác vụ của vai trò mình lãnh nhận.” Đây không phải là việc làm tùy hứng của mỗi cá nhân là tác viên trong Thánh lễ. Ví dụ trong thánh lễ nếu có Thầy Phó Tế thì vị chủ tế không nên đọc Phúc Âm mà việc ấy cần chuyển cho vị Phó Tế thực hiện. Cũng vậy, thừa tác viên Lời Chúa sẽ không được nhúng vào công việc của giúp lễ hoặc cho rước lễ. Các phần vụ trong thánh lễ đã được cắt chia thành tác vụ rõ rệt để mọi phần tử đều có trách nhiệm triển khai khả năng phục vụ riêng của mình; để phụng vụ không bị giới hạn chỉ trong một nhóm người cá biệt nào đó.
Nói chung, phụng vụ trong thánh lễ và các bí tích ngày nay không còn chung qui vào duy chỉ một mình linh mục chủ tế mà được mở rộng để mời gọi tất cả mọi tín hữu hy sinh thời gian và khả năng đi huấn luyện tham dự vào công việc phục vụ trong nghi thức phụng vụ như giúp lễ, đọc Sách Thánh, tác viên Thánh Thể, cất hát, ca viên, đánh đàn nhà thờ, và kiểm nghi. Đi song song với các tác vụ khác như ban mục vụ, phụng tự, khánh tiết,... để tất cả mọi tác viên cùng cộng tác với vị chủ tế làm cho thánh lễ hoặc các bí tích được trang nghiêm, gọn ghẽ ngăn nắp, sạch sẽ, hoàn chỉnh,... phản chiếu tinh thần phụng vụ tốt đẹp theo nghi thức hoặc theo mùa.
Ministries and Roles within the Liturgical Assembly at Mass
When the Church comes together in the liturgical assembly to celebrate the Mass, or any other sacrament, her members do not gather simply as a crowd, as an amorphous, undifferentiated group of people. They gather in a variety of ministries and roles. If we are to understand the significance of these ministries and roles, we must begin with Baptism, for only one who through Baptism has been given a share in the priesthood of Christ is capable of participating in the public worship which is the liturgy of the Church. In fact, the Constitution on the Sacred Liturgy of the Second Vatican Council tells us that participation in the liturgy is the right and duty of all the baptized.
The liturgy, then, is about the action of God's own people, each with different offices and roles, each office and role, from that of bishop and priest to that of usher and sacristan, one of service, not of privilege, a mirror of Christ who washed the feet of his disciples and instructed his followers to imitate his example of service.
The General Instruction makes it very clear that this variety of offices and roles is desirable and should be maintained. In fact it goes so far as to state: “... all, therefore, whether they are ordained ministers or Christian faithful, in fulfilling their offices or their duty, should carry out solely but completely that which pertains to them." Not only, therefore, is it desirable that individuals function in roles of service at Mass, it is clear from the Instruction that if a deacon, for example, is present, the priest celebrant or a concelebrant should not read the Gospel. And the lector should not also take on the role of server and/or extraordinary ministers of Holy Communion. There is a wide variety of services to be performed, and it is desirable that different individuals exercise those services so that the talents and gifts God has placed within the Christian community are fully utilized and these roles of service are not monopolized by a few.
In addition to the ordained ministries there are roles in the liturgy which are exercised by lay people who place their time and talent at the service of the liturgical assembly as acolytes (altar servers), lectors, extraordinary ministers of Holy Communion, cantors, choir members, instrumentalists, leaders of song and ushers. Others contribute their time and talent to planning and organizing the liturgy, to keeping the church and the vestments, vessels and appointments clean and well-ordered or to providing decorations that reflect the spirit of the liturgical feast or season.